Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Smile Tours for Deaf travel to Vietnam


Hi all,

My name is Dung. I live in Saigon, South Vietnam. I am the only HOH in a family of 5. I was born hearing till I was 5 years old when I got a very bad fever which damaged my both ears badly.

Although it was very hard for me to study at schools for the hearing (there was no school for the deaf & HOH then), I managed to finish university about biotechnology in 2005.

Then I had to face with the difficulty of finding a job because people are not patient enough with my HOH. I continued to study graphic and designing on computer to hope to find a job more easily. I did many jobs such as delivering advertisement leaflets to passengers, storing data on computer for a company, designing houses on computer for another company etc. But I did not enjoy the job because I could not do them well due to my HOH.

Recently I found a job at a travel company which I like it very much because it gives me chance to travel and work with deaf people. My company arranges tours in Vietnam for the deaf and HOH in IS (international sign) and ASL by Vietnamese deaf guides.

By doing these tours, we hope to arrange safe and enjoyable tours for international deaf travelers and to offer jobs to Vietnamese deaf people. Our tours focus on pleasing the deaf people’s strong senses of sight, taste and feeling, including beautiful visual sites, interesting shows and rides; offering delicious Vietnamese food and specialties, special treatments of massage and mud bath, visits to working places and schools of Vietnamese deaf people or disable people.

Now let me introduce some pics about Vietnam and my deaf-guide group.




I would like to invite you all to join our tours in Vietnam. For any further information and assistance, please contact us in my mail: smilefordeaf@gmail.com

Cheers,
Mr.Dung

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Deaf Travel- Tour du lịch Khiếm thính ở Việt Nam

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho người khiếm thính


Chuyện bắt đầu cách đây nhiều năm, khi một Việt kiều là doanh nhân, đề nghị với chị Thi (GĐ Cty DL Quốc tế Nụ cười) trở thành đối tác để nối dài tour du lịch dành cho người khiếm thính Mỹ của anh về đến Việt Nam. Nghe cũng có vẻ hay, mới lạ và muốn thử sức, nên chị Thi nhận lời.


Tìm hiểu trên mạng, tìm thông tin, gửi thông báo và tìm đến các trường, câu lạc bộ khiếm thính, chị tìm, làm quen và mời được hơn 20 bạn trẻ khiếm thính để mở lớp dạy làm HDV tour du lịch dành cho người khiếm thính.


deaf-tour-guide-huong-dan-vien-khiem-thinh-1

Lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch khiếm thính


Lấy chính địa điểm công ty khi đó làm lớp học, sáng là công ty, đến tối trở thành lớp học sáng đèn. Vì chưa biết ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với các bạn khiếm thính, nên chị Thi mời thêm phiên dịch để giúp chị truyền đạt kiến thức muốn dạy cho các em. Các bạn khiếm thính đều rất háo hức với dự án mới này, nhưng việc học để trở thành HDV du lịch chẳng đơn giản tí nào.


Với các bạn khiếm thính, nhất là do bẩm sinh, thì việc tiếp thu những kiến thức như người nghe nói bình thường rất khó. Có rất nhiều từ ngữ, khái niệm, nhất là những từ, khái niệm trừu tượng các em hầu như chưa học, hiểu được. Cho nên, “Ngoài các kỹ năng hướng dẫn du lịch, mình còn phải bổ sung kiến thức nền, các em lớ ngớ ngay cả với những khái niệm đơn giản như kiến trúc, thủ đô, long lanh, lộng lẫy…”, chị Thi nhớ lại. Chị kể: “Không ít lần cả lớp ngẩn tò te vì khái niệm quá ư trừu tượng, mà cả tôi lẫn người phiên dịch đều không tìm đâu ra dấu ký hiệu thích hợp để diễn đạt”.


Mặc dù có người phiên dịch hỗ trợ, nhưng để chủ động “nói chuyện” được với những người bạn mới, chị Thi đăng ký một lớp học Ngôn Ngữ Ký Hiệu ở một trung tâm của NKT. Và mỗi cuối tuần chị lại cặm cụi đi học từng ký hiệu, dấu tay, với hi vọng có ngày tự giao tiếp được với người khiếm thính để việc dạy và hướng dẫn cho các bạn được dễ dàng hơn.


Lop-hoc-ngon-ngu-ky-hieu


Về sau, ngoài kiến thức cần thiết, chị sử dụng hình ảnh trực quan sinh động. Ngoài ra còn cho các em thực hành xử lý tình huống tác nghiệp. Nhiều khi gặp phải tình huống “cười ra nước mắt”, như chuyện các bạn trẻ khiếm thính thực hành thuyết minh cho du khách nước ngoài. Có bạn quá sơ lược, có bạn lại dài dòng đến…buồn ngủ. Thay vì giới thiệu Vũng Tàu với biển xanh, cát trắng, hải sản tươi ngon… thì một bạn lại giới thiệu khách đến…tụ điểm hát karaoke. Hóa ra bạn này (nói được nhưng nghe kém) đã từng được hát karaoke trong một lần cùng gia đình đi du lịch Vũng Tàu trước đây nên giờ muốn giới thiệu lại cho du khách. “Có bữa dạy xong tối về không sao ngủ được, vừa mệt vừa tức vừa buồn cười”, chị Thi tâm sự. Ròng rã suốt ba tháng thì phải tạm nghỉ do cả thầy lẫn trò đều… đuối sức.


Chẳng dễ dàng nhưng có thể được


Giữa bộn bề công việc kinh doanh và sự khó khăn của việc dạy, đào tạo HDV du lịch khiếm thính, cứ tưởng chị Thi đã xếp lại dự án này. Nhưng cuối cùng, nhờ sự động viên của nhiều người chị đã quyết định khởi động lại lớp học. Lần này, chị quyết định chỉ chọn vài bạn khiếm thính khá nhất để đào tạo chuyên sâu cấp tốc, mời cả giáo viên khiếm thính nước ngoài về  dạy Ngôn ngữ ký hiệu quốc tế (International Sign Language – ISL) rồi nhanh chóng mở tour.


deaf-guide-class-lop-hoc-huong-dan-vien-khiem-thinh-ngon-ngu-ky-hieu-quoc-te

Lớp học hướng dẫn viên du lịch ngôn ngữ ký hiệu quốc tế


May mắn làm sao, khi không lâu sau đó đã có tour cho khách khiếm thính nước ngoài đầu tiên đến từ Mỹ, một cơ hội thực tập và trải nghiệm làm HDV tour khiếm thính thực tế cho cả lớp. Cả thầy lẫn trò đều vỡ òa niềm vui khi ngay lần ra quân đầu tiên đã được du khách nước ngoài khen nức nở. “Điều đó chứng tỏ tuy công việc không dễ dàng nhưng vẫn có thể làm được”, chị Thi bộc bạch.



Chị tâm sự: “Nếu chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh thì chắc khó có ai muốn phát triển tour dạng này bởi mất sức lắm”. “Nhưng nhờ dự án này, mình hiểu thêm về cách sống, tình cảm, đặc điểm tâm lý, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, cách phục vụ người khuyết tật…”.



Chị Minh Thi (bìa phải) và các bạn thuộc dự án “Tour du lịch dành cho người khiếm thính” chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo về việc làm cho người khiếm thính


Nên duyên từ lớp học HDV Khiếm thính


Trong số những HDV khiếm thính, có 2 bạn đã làm quen với nhau qua lớp học dự án. Đó là 2 bạn Dung, Mai. Bạn trai tên Dung, mỗi chiều tối đều đến chỗ bạn gái tên Mai ở trọ. “Mình giúp chở Mai đến lớp học vì bạn ấy không có xe lại ở xa, mà buổi tối không có xe buýt. Mỗi buổi học xong vào khoảng 9h tối, mình lại chở Mai về tận phòng trọ, rồi mới về đến nhà anh chị của mình ở Bình Chánh, nhiều khi về đến nhà là đã 11h đêm” Dung kể.


huong-dan-vien-khiem-thinh-dung-mai

Cặp vợ chồng hướng dẫn viên khiếm thính Dung và Mai


Huỳnh Quang Dung (quê Quảng Ngãi) bị sốt nặng rồi điếc vĩnh viễn từ năm 5 tuổi. Nhờ khả năng tự học, Dung luôn đạt học lực khá suốt thời phổ thông. Tốt nghiệp ĐH ngành CNSH, Dung xin việc khắp nơi nhưng không được nhận. Từ khi tham gia dự án “Tour du lịch dành cho người khiếm thính”, người bạn trẻ này học được nhiều kỹ năng: hướng dẫn du lịch, ngôn ngữ ký hiệu quốc tế, ngoại ngữ, vi tính, kiến thức đa ngành…Sau đó Dung đã được Công ty DVDL Nụ Cười tuyển dụng làm nhân viên hướng dẫn du lịch và marketing. “Công việc thú vị lắm vì được đi đây đó, học hỏi được nhiều, gặp gỡ nhiều người, và đặc biệt là có cơ hội quảng bá cái hay, cái đẹp của đất nước mình với du khách khiếm thính nước ngoài”, Dung cho biết.

Sau 4 năm quen nhau, 2 bạn trẻ Dung và Mai đã chính thức làm đám cưới, trở thành vợ chồng và chuyển ra Hà Nội sống chung nhà bạn gái, vì cuộc sống mưu sinh, 2 bạn làm những công việc khác nhau, Dung làm cho một Cty BĐS ở HN, Mai làm may mặc, quần áo. Đến nay, 2 bạn đã có một bé gái 4 tuổi, nghe nói tốt, và giờ đây 2 bạn quyết định theo đuổi lại đam mê, là trở thành HDV du lịch dành cho tour khiếm thính và mong muốn góp phần phát triển cộng đồng người khiếm thính qua website SignCafe.Club – CLB Ngôn Ngữ Ký Hiệu.


Hai bạn cũng đã làm một kênh trên Youtube: https://www.youtube.com/c/SignCafeClub


https://www.youtube.com/watch?v=28qHZFb7q48


và trang trên Facebook: https://www.facebook.com/signcafe.club/


Mong các bạn ủng hộ cho dự dịnh mới của đôi vợ chồng khiếm thính này nhé!


Cảm ơn tất cả các bạn! <3 🙂 



Nguồn: Deaf Travel- Tour du lịch Khiếm thính ở Việt Nam

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Cất được tiếng nói - nỗi khát khao thầm lặng!

Đây là Lê Thiện Nhân, một cậu bé ở trung tâm hỗ trợ người khiếm thính CED mình gặp sáng nay.


Le-Thien-Nhan-deaf-tre-khiem-thinh

Lê Thiện Nhân – trẻ Khiếm thính đến Trung tâm CED học nghe nói


Trong suốt gần 2 tiếng mình ngồi nói chuyện với chị Dương Phương Hạnh (giám đốc CED) thì Nhân cặm cụi ngồi kế bên tập viết và tập đọc.


Nhân có thể tập trung như vậy khi xung quanh có gần chục bé khác vẫn chạy nhảy nô đùa vì thính lực của em rất yếu. Nhưng quan trọng hơn cả, vì em có một khát khao được nghe và nói.


Mình hỏi em tên gì, bao nhiêu tuổi, học ở đâu… em đều trả lời rành rọt dựa trên việc quan sát “tín hiệu môi”, tức là nhìn vào miệng người đối diện.


Nhưng câu trả lời của em thì mình không nghe nổi nếu không có chị Hạnh “phiên dịch” giúp vì nó chỉ tạch tè và méo mó dù Nhân đã cố gắng rất nhiều.


Khả năng đọc tín hiệu môi của chị Hạnh thuộc hàng “siêu đẳng” giúp chị tự tin khi hoà nhập cộng đồng. Nhưng chị nói, chị vẫn run sợ khi phải đi bệnh viện.


“Vì mỗi lần gặp bác sĩ, họ đeo khẩu trang khám bệnh thì chị không thể “nghe” được họ nói cái gì. Gặp chị tự tin còn năn nỉ bác sĩ mở khẩu trang ra để chị… coi miệng, chứ đa số người (khiếm thính) khác là họ thua rồi”.


“Tại sao họ không đề nghị bác sĩ như chị vậy?”


“Vì họ sợ nên không dám nói. Có người đi chữa răng lý ra chỉ cần trám thôi là được, nhưng bác sĩ nói gì họ có nghe đâu, cái gì cũng gật rồi kết quả là bị nhổ luôn mấy chiếc. Họ khiếp quá lần sau có bệnh cỡ nào cũng không dám bước chân vào bệnh viện”


kham benh cho tre Khiem thinh

Khám bệnh cho trẻ Khiếm thính



Ngay cả việc đơn giản như đứng xếp hàng chờ lấy kết quả trả về cũng là một cực hình vì tới khi người ta đọc tên mình có nghe thấy gì đâu. Nhiều khi chờ hoài sợ xót tên đến hỏi cũng bị la xối xả.


Bình thường thì các y bác sĩ cứ cúi mặt đọc tên nên người khiếm thính không “nghe” được, còn khi mắng thì họ ngước lên nhìn nên mình coi dấu môi người ta được hết. Thế là mình biết mình bị mắng.


“Người khiếm thính về sinh hoạt kể lại với nhau, họ sợ rồi cũng im luôn đâu dám mở miệng nói gì. Dù thực lòng không ai muốn đã điếc rồi còn phải “câm” luôn như vậy”.


Chị Hạnh kể, trong trung tâm của chị, có một em bé còn ham nói đến mức tự lấy tay bóp miệng để luyện khẩu hình. Dù việc này vô cùng đau đớn. Trong khi em bé chỉ mới 6 tuổi thôi.


Thế mới biết, cái khát khao được cất tiếng nói ở những người khiếm thính mãnh liệt đến chừng nào. Vậy còn mình, có đủ tứ chi ngũ giác, hà cớ gì lại phải im lặng đúng không?


Nguồn: Blogger Nguyễn Ngọc Long



Nguồn: Cất được tiếng nói - nỗi khát khao thầm lặng!

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

SignCafe.Club - CLB Ngôn Ngữ Ký Hiệu

SignCafe.Club – CLB Ngôn Ngữ Ký Hiệu (NNKH) – được lập ra với hy vọng là nơi giao lưu, chia sẻ về  Ngôn ngữ ký hiệu – còn gọi là Thủ ngữ, múa dấu tay – ngôn ngữ giao tiếp không lời của cộng đồng Khiếm thính.


SignCafe.Club - CLB Cafe Ngon ngu ky hieu Khiem thinh

SignCafe.Club – CLB Cafe Ngôn ngữ ký hiệu Khiếm thính


Các bạn Khiếm thính (đây là cách gọi nghe nhẹ nhàng, tôn trọng hơn so với cách gọi Câm Điếc mà nhiều người hay gọi trước giờ), gồm những bạn không nghe nói được hoặc còn nghe nói được nhưng kém hơn bình thường. Các bạn có thể bị khiếm thính từ khi mới chào đời, gọi là khiếm thính bẩm sinh, hay do bị bệnh hoặc gặp biến cố, tai nạn…mà bị mất thính lực một phần.


Với các bạn Khiếm thính nặng, hầu như hoàn toàn, nhất là bẩm sinh, thường có cộng đồng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp riêng, gọi là Ngôn ngữ ký hiệu – còn gọi là Thủ ngữ, múa dấu tay – ngôn ngữ giao tiếp không lời của cộng đồng Khiếm thính.


Deaf-Travel-Du-lich-Khiem-thinh

Deaf Travel-Tour du lịch Khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu


SignCafe.Club – CLB Cafe Ngôn ngữ ký hiệu – được lập ra với hi vọng là nơi giao lưu, chia sẻ với những bạn quan tâm đến Ngôn ngữ ký hiệu, hay quan tâm đến cộng đồng Khiếm thính, các bạn Khiếm thính cùng bậc phụ huynh có con em khiếm thính, những thông tin, kiến thức và cùng tổ chức những buổi sinh hoạt, sự kiện thú vị, giúp tìm hiểu về thế giới Ngôn ngữ ký hiệu giúp cộng đồng Khiếm thính hòa đồng cùng Xã hội chung, vì một mục tiêu không rào cản giữa con người và con người trong Xã hội chung.



Nguồn: SignCafe.Club - CLB Ngôn Ngữ Ký Hiệu